Monday, June 29, 2015

Cá chép bạc khổng lồ hiện hình trên sườn núi sau khi bị giết


Vào 10/2013, cơn bão Fitow đổ bộ vào khu vực thị trấn Thai Châu, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Ảnh hưởng của các trận mưa lớn đã gây ra một cơn lũ, cuốn trôi toàn bộ nước trong chiếc hồ chứa ở thượng nguồn.



Hàng ngàn cá trong hồ theo dòng lũ chảy ra ngoài, thu hút đông đảo người dân quanh vùng tìm tới bắt cá. Hơn 200 người dân đã mang xô, chậu, gậy, gộc, và các loại dụng cụ khác nhau để vớt cá, trong đó có một con cá chép bạc to bằng thân người, cân nặng ước tính khoảng 80 kg. Hai thanh niên phải dùng tới gậy tre dài mới khiêng được con cá về nhà.








Và sự trùng hợp kỳ lạ với hình ảnh sạt lở đất trên sườn núi
Đó là một ngày nhộn nhịp khi hàng trăm người dân nô nức “thu hoạch” cá về nhà. Nhưng ngay sau đó, một vụ sạt lở xảy ra trên sườn núi đã tạo thành hình thù kỳ lạ giống hệt một con cá bị thanh tre xuyên qua đầu. “Thanh tre” trong bức hình chính là đoạn đường cao tốc vòng quanh sườn núi.

Người dân “nô nức” đi bắt cá

Người dân “nô nức” đi bắt cá
Hình ảnh được chia sẻ rộng rãi trên mạng, không chỉ thu hút sự chú ý của người dân Trung Quốc, mà còn đặc biệt được độc giả Nhật Bản quan tâm. Một vài cư dân mạng cho rằng “vạn vật hữu linh”, nhiều người khác cũng bình luận rằng đây không chỉ là “trùng hợp ngẫu nhiên”, mà rất có thể là một “dấu hiệu của quả báo”, hay cũng có thể “Thần Phật cũng thịnh nộ” khi con người đối xử như vậy với loài cá.







.

.

Sunday, March 15, 2015

Tâm linh và án tử hình ở trường bắn Long Bình.

Lời dẫn: Ai theo đạo nào thì nên tụng đọc kinh chú cầu giải thoát cho những hương linh nặng oán nợ trần đưọc giải thoát. Khi ra tay hạ sát thì sẽ có ngày trả quả báo. Tuy nhiên nỗi oán hận ấm ức, thua thiệt vẫn đeo bám các hương linh làm cho họ giận dữ hoặc lạnh lẽo không giải thoát được. Chú vãng sanh (Phật giáo) hay các kinh cầu hồn (Công giáo) giúp cho họ được thanh thản cũng là phước giúp bá tánh sống bình an. Âm dương đôi đường hưởng phước lợi. 
Sưu tầm online
Những người liệm hay chôn cất cho tử tù đều gặp phải những chuyện không hay, người nhẹ thì bị điên, tai nạn, nặng thì tử vong đầy bí ẩn.
Trường bắn Long Bình (quận 9, TP HCM) được lập từ năm 1976 trên khoảng đất trống rộng hơn 7ha, là nơi hành quyết lượng tử tù nhiều nhất cả nước. Hàng chục năm tồn tại, nó là vùng đất dữ mang trong mình nhiều câu chuyện rùng rợn.
Những ngôi mộ san sát nhau lúc trước nay chỉ còn là những cái hố vừa được đào xới còn nguyên dấu tích. Mộ các tử tù đã được dời đến một nghĩa trang tại Bình Dương, nhường chỗ cho các dự án đô thị đang triển khai.
Trường bắn nằm cạnh con đường lớn nhưng bị chia cắt bởi một bờ dốc cao. Giữa trường bắn rộng lớn có một cây cao, đứng trơ trọi. Bên dưới tán cây là những ngôi mộ chi chít. Có khi một loại dây leo trùm lên một lúc bốn, năm ngôi mộ thành một “cụm” mộ sâu hun hút. Giữa những lùm cỏ dại quá thân người, mộ tử tù rất ít ngôi “ngoi” lên được hết mặt cỏ um tùm.
Nằm ở ngay “mặt tiền” trường bắn là mộ Nguyễn Hữu Thành, tức Phước “tám ngón” thấy có nhiều chân nhang, cả vỏ lon bia uống dở. Anh Nguyễn Văn Hùng, cửu vạn gần trường bắn nói rằng mộ đại ca Phước được năng thăm viếng nhất bởi giang hồ khắp chốn. Không chỉ có vậy, nó còn nổi tiếng linh nên một thời, dân cờ bạc, số đề ào ào đến cầu may. Cứ giữa trưa hoặc ban đêm là lại có nhiều con bạc cùng thầy bà đến cầu cơ xin số. Từ mộ đại ca Phước lan sang các mộ khác. Nhiều kẻ trúng lớn quay lại cúng heo quay, xây cho các tử tù mộ bằng bê tông để trả lễ. Không biết có linh thật không mà có dạo nạn cầu cơ xin số đề ở pháp trường này thành một cơn sốt.

Hồn ma báo oán ở trường bắn tử tù




Mộ Phước “tám ngón”.
Chính quyền nhiều lần ra quân càn quét mới dẹp yên được. Trong một lần càn quét như thế, có người đã cố tình bắn sứt một mảng bia mộ của Phước “tám ngón” để trấn tĩnh đám khát bạc mê muội. Mộ Phước đại ca cũng từng bị đào trộm như Năm Cam và Châu Phát Lai Em nhưng bất thành vì quá nặng mùi tử khí. Kẻ đào mộ Năm Cam là để lấy tiền người nhà còn đào mộ đại ca Phước chỉ để lấy tiếng.
Ông Tư Bé (60 tuổi) sinh ra và lớn lên gần trường bắn nên mọi điều về nó ông đều biết. Ông kể, tử tù đầu tiên bị xử ở trường bắn này là một ông già ăn trộm vịt bị hai cha con gia chủ phát hiện nên dùng búa tạ đập đầu giết chết cả hai người. Từ đó đến khi đóng cửa, trường bắn đã hành quyết hơn 500 tử tù. Lúc trước, mỗi lẫn có xử bắn dân tình xung quanh đến nườm nượp, người ngoại tỉnh nghe tin cũng khăn gói về xem. Ông nhớ nhất vụ tử hình Nguyễn Hữu Giộc (Mười Vân), nguyên Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai sau ngày giải phóng có lượng “khán giả” đông nhất, vòng trong vòng ngoài có đến vài nghìn người.
“Đã ra đến pháp trường thì coi như đã chết trong lòng rồi, hồn vía phiêu bạt chỉ còn cái xác rỗng mà thôi”, ông Tư nói. Những kẻ tội ác tày đình giết người không ghê tay nhưng ra đến nơi mềm như cọng bún hoặc cứng đờ như khúc gỗ, đội thi hành án phải kéo lê lên dựa cột. Nhiều kẻ còn vãi ra ướt sũng quần.
Sau khi tổ năm người dùng súng AK bắn ở cự ly gần, đội trưởng thi hành án gí súng lục vào đầu tử tù bắn một phát ân huệ trước khi đội mai táng tẩm liệm đem đi chôn. “Cái trường bắn này từ lâu là đất dữ đầy ám khí, người ta còn kể rằng ở đây rất nhiều ma. Đêm đến nghe nhiều tiếng khóc ai oán. Kẻ kêu đói, kẻ than đau. Cũng phải, có cái chết nào hơn bị hành quyết đâu”, ông nói tỉnh queo.
Ông Tư khẳng định còn rất nhiều lời đồn đoán rùng rợn khác khiến người ta kinh sợ vùng đất dữ này. “Chuyện đâu không biết, riêng thằng cháu họ tôi trước làm nghề tẩm liệm xác, bây giờ bị điên rồi, phần do rượu, phần do ám ảnh”, ông gằn giọng. Khoảng mười năm về trước, xóm ông có ông già lấy cái cột trói tử tội về làm giàn bầu. Vụ đầu cây ra trái sum suê nhưng được ít lâu ông treo cổ chết luôn trên cái giàn bầu chẳng biết vì lý do gì.
“Nhiều người nói rằng những người đó bị âm hồn tử tù về bắt. Tôi không biết có nên tin hay không nhưng thấy cũng lạ”, ông kể tiếp. Gần đây, lại xảy ra nhiều cái chết kỳ lạ khác ở đoạn đường chạy ngang trường bắn. Nhiều người đang chạy, bỗng dưng té xe hoặc đâm đầu vào cây chết bất đắc kỳ tử. Riêng đoạn đường ngắn trước mặt trường bắn này đã có mười mấy người chết. Kỳ lạ hơn, nhiều người trong số họ từng khâm liệm hoặc đào mồ chôn tử tù.

Những ang thờ người chết vì tai nạn trên đoạn đường trước trường bắn.
Ông Hai Thổ, người từng làm nghề chôn cất tử tù ngày trước, kể: “Bữa trước, tui đang chạy tự nhiên thấy tối sầm lại, người cứng đơ. Sém chút nữa thì đâm xe vào gốc cây mất mạng rồi”. Ông tâm sự, người ta hay đồn đoán về việc báo oán. Riêng ông không tin. Ngày trước, ông làm nghề chôn cất tử tù phần vì miếng cơm manh áo, phần vì nghĩa hiệp.
Ông cho biết, pháp trường thường có hai đội, một đội tẩm liệm và một chuyên đào huyệt chôn xác tử tù. Người tẩm liệm thì được trả 200.000-300.000 đồng, chôn cất thì ít hơn, nhiều nhất chỉ được 100.000 đồng. Ông Hai Thổ hành nghề phụ hồ kiếm sống, mỗi lần có người kêu chôn xác thì tham gia.
Việc tẩm liệm và chôn cất xác tử tù ngày trước thường do hai “ông trùm” là Lê Hoàng Phước (tự Tỷ) Phạm Quốc Thanh (tự Thanh “Mập”) thay nhau đảm nhận. Đây cũng chính là hai người cầm đầu đường dây trộm xác Năm Cam và đồng bọn ngày trước. Chính Thanh “Mập” rủ Hai Thổ tham gia đào xác nhưng ông từ chối. Sau vụ án chấn động, ông “giải nghệ”, không làm cái nghề rùng rợn ấy nữa. “Thanh Mập cũng vừa đi rồi. Nó chết ngay trước mặt trường bắn”, ông Hai kể giọng buồn bã.
Vài tháng sau khi trường bắn đóng cửa, giữa trưa, Thanh chạy xe ngang trường bắn bất ngờ ngã dúi xuống mặt đường rồi chết trên đường đưa đi cấp cứu. Cái chết của Thanh “Mập” và nhiều người khác chính là lúc khởi phát tin đồn báo oán nhắm vào những người từng hành nghiệp tại pháp trường này. Riêng ông nghĩ đó chỉ là trùng hợp, vì ở đời ai gây oán mới nhận oán. Ông chỉ làm việc nghĩa, việc đúng đắn thì chẳng có gì phải sợ.
Hai Thổ tâm sự, lâu lắm rồi ông cũng không quay lại trường bắn Long Bình. Ông không sợ gì cả, nhưng đó là nơi hiu quạnh, buồn bã mà ai cũng muốn quên đi. Trường bắn lúc đầu lập nên, dân xung quanh hiếu kỳ lắm nhưng dần dà ai cũng sợ. “Bây giờ thì nó đã thật sự được dẹp bỏ, không còn ai bị ám ảnh nữa”, ông nói. Dân tình quanh trường bắn ai cũng thấy nhẹ lòng, không còn nhớ đến tiếng còi hú của xe chở tử tù hay những tiếng súng khô khốc những sớm mai yên tĩnh nữa.











.

Tuesday, March 10, 2015

VÌ SAO KIẾP NÀY CHÚNG TA GẶP NHAU?


HT. Tịnh Khôn

Phật dạy chúng ta, từ quan hệ cha con, quan hệ anh em cho đến quan hệ với tất cả mọi người đều không ngoài bốn loại duyên, đó là :
1. Báo ân.
2. Báo oán.
3. Đòi nợ.
4. Trả nợ.
Nếu như không phải bốn loại duyên phận này, dù tương ngộ cũng không hề quen biết, chúng ta gọi là người lạ, mặt lạ, không quen. Ngay trong đời này chỉ cần phát sinh quan hệ với mình, thì nhất định trong đời quá khứ có liên quan đến bốn loại duyên nghiệp trên.
Trong duyên nghiệp có thiện, có ác. Chúng ta hiểu được thông suốt thì nhất định phải biết đoạn ác, tu thiện. Ta thiếu nợ người nhất định phải trả. Người khác lừa gạt ta, xâm phạm ta, cướp đoạt của ta, ta đều phải nghĩ là đang trả nợ, trong lòng ta sẽ dễ chịu và cảm thấy tự tại. Họ gạt ta, trộm cắp, cướp đoạt của ta, vì sao họ không đi lừa gạt, cướp đoạt của người khác? Vì trong đời quá khứ người khác không có cái duyên này với họ.
Nói cách khác, chúng ta trong đời quá khứ đã từng lấy, đã từng ăn cắp, đã từng cướp đoạt của họ, hôm nay gặp được nhân duyên tương ngộ, vẫn là dùng phương pháp này họ lấy đem đi, được dịp chúng ta đã trả nợ. Cho nên, chúng ta phải hoan hoan hỉ hỉ cùng với tất cả chúng sanh kết thiện duyên, không kết ác duyên, cho dù gặp phải ác duyên, quyết cũng không để trong lòng.
HT. Tịnh Khôn

Thursday, November 6, 2014

Án Ma Ni Bát Di Hồng - OM MANI PADME HUM - Lục Đại Thần Chú

Sưu tầm online


Lời dẫn: Có vài điều nghe như "lạ lẫm" nhưng nếu ai thích thì thực hành - Không thích hay không tin thì tùy ý - Em shia sẽ vì thấy có thể cần thiết cho bá tánh biết về Ấn Quán Âm mà em học đưọc. 

Có thầy đến giảng ở chùa Minh Đăng Quang Houston Texas năm 2010 - Tôi nghe ông lập lại  một điều mà tôi nghe hồi còn nhỏ về cách bắt Ấn và THẢ Ấn - Thầy dạy bắt Ấn Quán Âm (Tay Phải). (NHỚ Để ý TRƯỚC  khi thả Ấn (buông tay) NÊN  đưa tay qua khỏi đầu quàng sau ót một cái trước khi thà Ấn ra).

Rất nhiều người KHÔNG biết điều này. NÊN khi Thả Ấn thì cứ buông tay THẢ MÀ KHÔNG ĐƯA TAY CÒN BẮT ẤN QUA KHỎI ĐẦU TRƯỚC KHI BUÔNG ẤN  - Và điều này có thể làm cho các chư vị chư thiên "té ngã" Khi VÔ TÌNH ĐI NGANG qua ta lúc ta đang THẢ ẤN QUÁN ÂM. (Ấn Quán Âm rất linh nghiệm và mạnh lực - "Họ, sẽ (dĩ nhiên) không hài lòng. Chuyện kế tiếp là do Tự Ngã (bản ngã)  của mỗi vị  - Có vị sẽ KHÔNG phản ứng chi hết. Có vị sẽ..... phản ứng (Tùy bản ngã của vị đó).

Cũng giống như khi bị muỗi đốt, có người ra tay "bóp" một phát chết tươi con muỗi, cũng có người phủi hay hất cho nó bay đi. - Người  đối với con muỗi cũng như các vị chư thiên đối với người. 

Người KHÔNG thấy Chư Thiên nhưng họ thấy ta... Con muỗi KHÔNG thấy nguời, nhưng con người THẤY con muỗi. Đối với muỗi nguời có thề phản ứng theo bản ngã, cũng như với Người, các vị chư thiên họ phản ứng theo lý tánh của họ. 


*** (Chư vị Chư Thiên cũng như con người, Họ chỉ TU bậc cao hơn người, nên có phép cao hơn người, chứ chưa phải là hiển thánh hay bồ tát) - Lời Pháp của vị thầy giảng đó. (Ở chùa Minh Đăng Quang - event Phật Ngọc 2010) 




Án Ma Ni Bát Di Hồng
(OM MANI PADME HUM)

Tam Tạng Pháp Sư Tuyên Hóa Thượng Nhân giảng vào năm 1971



Nếu quý vị có thể thường xuyên trì tụng Chú Lục Tự Đại Minh thì sẽ chiêu cảm được sáu đạo ánh sáng có công năng biến đổi sự tối tăm của sáu nẻo luân hồi trở nên sáng rạng

Sáu chữ nầy gọi là “Chú Lục Tự Đại Minh”, mỗi chữ đều có thể phóng ra một luồng ánh sáng.

Mật tông chuyên nghiên cứu về lời và ý nghĩa của thần chú. Phật giáo phân thành năm tông phái là: Thiền tông, Giáo tông, Luật tông, Mật tông và Tịnh Độ tông. Thiền tông chuyên về tham thiền tĩnh tọa; Giáo tông chuyên về giảng kinh thuyết pháp; Luật tông thì tu trì, nghiêm tịnh giới luật, làm mô phạm trong ba cõi. Về Mật tông, thì “mật” là bí mật, là “không biết lẫn nhau” (hỗ bất tương tri). Tịnh Độ tông thì chuyên trì danh hiệu, niệm sáu chữ hồng danh “Nam Mô A Di Đà Phật”.

Trong năm tông phái nầy, có người cho rằng Thiền tông là hơn hết; có người lại cho Giáo tông hay nhất; lại có người cho Luật tông là đứng đầu; người tu theo Mật tông thì nói Mật tông của mình là cao siêu nhất; người tu theo pháp môn Tịnh Độ thì nói pháp môn Tịnh Độ là số một, không gì sánh bằng. Trên thực tế, các pháp đều bình đẳng, không có cao thấp—“thị pháp bình đẳng, vô hữu cao hạ”. Cho rằng một pháp nào đó tối thắng, chẳng qua chỉ là cái thấy của cá nhân, mình thích tông nào thì cho tông đó là nhất.

Bây giờ chúng ta đang nói về Mật tông. Theo cách hiểu thông thường của mọi người thì Mật tông là Lạt Ma giáo. Kỳ thực, Mật tông không phải là cái gì bí mật. Trong Hiển giáo thì Hiển-Mật viên thông—trong Hiển giáo cũng có Mật giáo; như Chú Đại Bi, Chú Lục Tự Đại Minh đều là “mật” cả. Chú Lăng Nghiêm lại càng “mật” hơn nữa. Nên nói “mật” chính là không biết lẫn nhau.

Người không hiểu thì cho rằng cái gì bí mật mới tốt nhất, vì nó không được truyền bá công khai. Có một số người không hiểu Phật Pháp, lại càng làm ra vẻ thần bí, bảo: “Cái nầy không thể giảng cho ông nghe được. Mật tông của tôi ấy à, không thể giảng cho ông nghe được đâu!” Quý vị không thể giảng cho người khác nghe, thì tại sao quý vị lại đề cập đến nó chứ? Tại sao quý vị lại nói: “Tôi không thể giảng cho ông nghe”? Nếu thật sự là Mật tông thì phải không nói gì cả mới đúng, tại sao quý vị còn nói: “Tôi không thể giảng cho ông nghe”? Quý vị nói rằng mình không thể giảng, song, như thế có phải là quý vị đã giảng rồi không? Đó chính là quý vị đã giảng rồi đấy! Thế tại sao còn nói là không thể giảng được? Là vì không hiểu rõ Phật Pháp, căn bản không hiểu được cái gì gọi là “Mật Tông”!

Bây giờ tôi sẽ nói cho quý vị nghe về Mật tông. Lời chú, thật ra không có gì bí mật cả. Sở dĩ được gọi là Mật tông, vì khi quý vị trì tụng lời chú, bản thân quý vị sẽ nhận được sự linh cảm mà tôi không thể biết được; khi tôi trì tụng lời chú, thì bản thân tôi sẽ có được sự linh cảm mà quý vị không thể biết được. Vì chúng ta không thể biết được công năng và sức mạnh của lời chú đối với mỗi người, cho nên gọi là Mật tông; chứ bản thân bài chú tuyệt đối không phải là Mật tông. Chính năng lực của chú mới là “mật”. Đó là ý nghĩa của Mật tông vậy.
Nếu lời chú là bí mật, thì quý vị không nên truyền cho người khác; một khi quý vị đem truyền cho người khác thì nó không còn là bí mật nữa. Cũng thế, Lục Tổ và Huệ Minh có một đoạn đối đáp như sau:

Huệ Minh hỏi: “Ngoài mật ngữ mật ý Ngài vừa giảng, còn mật ý nào nữa chăng?”
Lục Tổ đáp: "Ðiều tôi nói với ông đó chẳng phải là mật. Nếu ông phản chiếu, thì mật ấy ở ngay nơi ông."

Quý vị thấy không, đoạn đối đáp trên đã nói rất rõ ràng: Điều mà quý vị có thể nói ra thì chẳng còn là bí mật nữa. Những gì có thể trao truyền cho quý vị cũng giống như thế. Nếu là bí mật thì không nên truyền. Sự bí mật vốn ở ngay nơi quý vị, sát bên cạnh quý vị. Đây mới chính là cái được gọi là bí mật.

Tôi tin rằng ngay cả các Pháp sư của Mật tông cũng không biết cách giải thích về “mật tông” như thế nào; họ chỉ cho rằng bài chú là bí mật. Nhưng bài chú nào cũng đều có thể trao truyền cho mọi người, lời chú nào cũng đều có thể nói ra; không có bài chú nào là không thể nói ra cả! Nếu không được nói ra thì họ sẽ không có cách nào để truyền cho quý vị, có đúng vậy không nào? Chúng ta giảng chân lý nầy là vì nó có thể được truyền đạt cho quý vị, không phải là bí mật—đây không phải là Mật tông!

“Mật,” thì không có cách gì để truyền đạt. Điều bí mật chính là năng lực của bài chú. Không ai có thể nói cho quý vị biết chú nầy có năng lực gì, hoặc quý vị trì tụng thì sẽ như thế nào, như thế nào; mà “như người uống nước, nóng lạnh tự biết”—chỉ có quý vị tự mình biết mình mà thôi, người khác không thể nào biết được, do đó gọi là “mật”. Năng lực là bí mật, sự cảm ứng là bí mật, diệu dụng là bí mật, chứ không phải bài chú là bí mật! Bây giờ quý vị đều hiểu rõ rồi chứ?

Những người không hiểu rõ Phật Pháp ắt hẳn cho rằng tôi giảng không đúng. Cho dù là không đúng, tôi cũng vẫn muốn nói như vậy. Quý vị cho là tôi đúng ư? Quý vị không thể nào nói như vậy được! Bởi vì quý vị vốn hoàn toàn không hiểu gì cả, thì làm thế nào quý vị biết được là tôi hiểu!!! Tôi thì càng không hiểu gì cả; tôi còn hồ đồ hơn nữa! Có điều, trước kia sư phụ tôi đã chỉ dạy cho tôi rất rõ ràng, cho nên mới biến đổi kẻ hồ đồ này thành một người biết giảng Chú Lục Tự Đại Minh của Mật tông! 

Mật tông được chia thành năm bộ—Đông, Tây , Nam , Bắc, và Trung ương. Phương Đông là bộ Kim Cang, chuyên hộ trì chánh pháp; bộ Bảo Sanh ở phương Nam; bộ Liên Hoa ở phương Tây; bộ Yết Ma ở phương Bắc và bộ Phật ở chính giữa. Nếu có thời gian quý vị hãy nghiên cứu Chú Lăng Nghiêm, trong đó có giảng về năm bộ này một cách tường tận.

Trên thế gian, nếu có một người trì niệm Chú Lăng Nghiêm thì ma vương không dám xuất hiện; nếu không có người biết trì niệm Chú Lăng Nghiêm thì ma vương trong ba ngàn đại thiên thế giới sẽ lũ lượt kéo đến thế gian. Tại sao ư? Vì không có người quản thúc chúng, năm bộ đều không hoạt động, cho nên ma vương mới dám xâm nhập thế gian. Bởi nếu có một người biết tụng Chú Lăng Nghiêm thì ma vương sẽ không dám xuất hiện, cho nên chúng tôi mong muốn có thêm nhiều người trì tụng Chú Lăng Nghiêm. Trong khoá tu học hè đầu tiên của chúng ta, trước hết, tôi đã khảo hạch xem ai có khả năng học thuộc Chú Lăng Nghiêm. Kết quả là có hai người đạt tiêu chuẩn, sau đó lại có thêm rất nhiều người có thể tụng chú được. Bây giờ tôi sẽ giảng về Chú Lục Tự Đại Minh.

Đầu tiên là chữ:

        “Án”. Khi quý vị tụng chữ “Án” nầy, tất cả quỷ thần đều phải chắp tay lại. Vì sao phải chắp tay lại? Đó là giữ gìn pháp tắc, tuân theo khuôn phép. Quý vị tụng một chữ nầy, thì tất cả quỷ thần đều không dám gây rối, không dám không tuân theo mệnh lệnh. Chữ nầy có nghĩa là “tiếng dẫn” (dẫn thanh), là tiếng mở đầu dẫn tới những lời chú tiếp theo, cho nên khi đọc chú, đầu tiên đều đọc chữ nầy.

Ma Ni” chính là “mâu ni”. “Mâu ni” là tiếng Phạn, dịch là “trí tịch,” tức là dùng trí huệ để làm sáng tỏ tất cả các đạo lý, và do đó đạt đến trạng thái tịch diệt vô sanh. Lại có thể dịch là “ly cấu,” nghĩa là rời xa tất cả bụi bặm dơ bẩn, ví như viên ngọc “như ý,” rất toàn hảo, không có chút tỳ vết. Viên bảo châu “như ý” nầy có công năng sanh trưởng tất cả công đức, có thể đáp ứng mọi sở nguyện của con người.

Bát Di” vốn nên đọc là “Bát Đặc Di,” dịch là “quang minh viên giác”; cũng dịch là “liên hoa khai,” tức là diệu tâm của Bồ tát Quán Thế Âm, diệu tâm ấy viên mãn đầy đủ, vô ngại. Đó là chữ “bát di.”

Chữ “Hồng” có nghĩa là “xuất sanh” —tất cả mọi thứ đều có thể được sanh ra từ chữ “Hồng” nầy. Lại có nghĩa là “ủng hộ” —niệm chữ nầy thì liền cảm ứng chư hộ pháp thiện thần đến trợ giúp, che chở cho quý vị. Lại còn có nghĩa là “tiêu tai” —quý vị có tai nạn gì, tụng chữ nầy liền được tai qua nạn khỏi. Lại cũng có nghĩa là “thành tựu” —bất luận quý vị cầu nguyện điều gì, đều có thể được thành tựu như ý.






Một khi quý vị niệm Chú Lục Tự Đại Minh, thì sẽ có vô lượng chư Phật, vô lượng Bồ tát và vô số hộ pháp Kim Cang thường xuyên đến ủng hộ quý vị. Cho nên, Bồ tát Quán Thế Âm sau khi nói xong Chú Lục Tự Đại Minh nầy, liền có bảy ức đức Phật đến vây quanh, ủng hộ. Năng lực và diệu dụng của Chú Lục Tự Đại Minh không thể nghĩ bàn, sự cảm ứng đạo giao cũng không thể nghĩ bàn. Do vậy nên gọi là Mật tông. Nếu giảng chi tiết hơn thì ý nghĩa nhiều đến vô lượng vô biên, không thể nào nói cho hết được; thế nên tối nay tôi chỉ giảng sơ lược cho đại chúng nghe mà thôi.

Tôi có thể cho quý vị biết một chút về thứ thần lực bí mật không thể nói ra được. Tại sao tôi bảo là “thần lực bí mật không thể nói ra được”? Bởi vì những điều tôi nói thì chưa được một phần vạn của sự việc. Thế là thế nào? Nếu quý vị có thể thường xuyên trì tụng Chú Lục Tự Đại Minh thì sẽ chiêu cảm được sáu đạo ánh sáng có công năng biến đổi sự tối tăm u ám của sáu nẻo luân hồi trở nên sáng rạng. Điều cần thiết là quý vị phải chuyên tâm trì tụng mới có thể đạt được thứ Tam-muội này. Bấy giờ, ánh sáng không chỉ chiếu khắp trong sáu nẻo luân hồi, mà cả mười Pháp giới cũng biến thành “quang minh tạng”. Tôi hy vọng mọi người dù bận rộn đến đâu cũng nên nhín chút thì giờ để trì tụng Chú Lục Tự Đại Minh nầy.


































.

Tuesday, November 4, 2014

Bé trai văng ra từ bụng mẹ: Ngưng truyền thức ăn qua đường tĩnh mạch - Một Thế Giới.

Sưu tầm từ Một Thế Giới - Sự mầu nhiệm.
Lời dẫn: Sau khi cha mẹ bị xe tải đụng, mẹ bé bị cán, bé văng ra từ trong bụng mẹ. Mẹ bé mất, cha bị thương tật mất một chân phải. Bé cũng bị cắt mất một chân. Tuy nhiên đây là sự mầu nhiệm, mạng của bé đã cứu lại đưọc. 
Sau nhiều ngày phải truyền thức ăn bằng dung dịch đạm qua đường tĩnh mạch, đến chiều nay (3.11), bé trai văng ra từ bụng mẹ đã được các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM ngưng truyền thức ăn qua đường tĩnh mạch, chỉ cho bé ăn trực tiếp qua đường miệng.
Bé trai văng ra từ bụng mẹ đã ngưng không
truyền thức ăn qua đường tĩnh mạch (ảnh TL)
Đây là một bước tiến triển rất đáng mừng cho sức khỏe của bé trai văng ra từ bụng mẹ. Vì trong những ngày qua, khi cho bé bú sữa qua đường miệng, khả năng đáp ứng cơ thể của bé khá tốt, các bác sĩ đã liên tục tăng lượng sữa cho bé bú trực tiếp qua đường miệng.
TS.BS Nguyễn Thanh Hùng, giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết, hiện mỗi ngày bé bú được 8 lần, mỗi lần bú đến 60ml sữa. Do đó, các bác sĩ đã ngưng truyền dung dịch đạm qua đường tĩnh mạch, chỉ cho bé bú sữa.
“Với lượng sữa mà bé bú trực tiếp như trên mỗi ngày là đủ, không cần phải truyền thêm dung dịch đạm qua đường tĩnh mạch. Chúng tôi vẫn đang tiếp tục theo dõi tình trạng trên, nếu bé bú tốt thì sẽ tăng dần lượng sữa, mỗi ngày có thể tăng từ 5 đến 10ml”, bác sĩ Hùng nói.
Riêng tình trạng nhiễm trùng ở vết thương nơi khớp gối phải bị tháo của bé trai văng ra từ bụng mẹ có chuyển biến tốt hơn so với những ngày trước, nhưng theo Bệnh viện Nhi đồng 1 vẫn chưa có gì đảm bảo, vết nhiễm trùng này sẽ khỏi và bé không bị các biến chứng từ vết nhiễm trùng này.
Theo bác  sĩ Ngô Ngọc Quang Minh, trưởng phòng kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM, đối với bé sơ sinh, việc nhiễm trùng vết thương là rất khó tiên lượng. Đôi khi hôm nay vết nhiễm trùng có thể chuyển biến tốt, nhưng hôm sau có thể chuyển biến xấu do sức đề kháng của trẻ sơ sinh yếu. Điều nguy hiểm nhiễm trùng vết thương ở trẻ, nếu chuyển biến xấu có thể biến chứng sang nhiễm trùng máu hay nhiễm trùng phổi, rất nguy hiểm.
Cũng theo bác sĩ Minh, hiện bệnh viện đang cố gắng làm hết sức mình để có thể đảm bảo vết thương bị nhiễm trùng không có chuyển biến xấu.
Các bác sĩ đang tập trung sử dụng các loại kháng sinh tốt nhất để tiêm cho bé; đồng thời tiếp tục chăm sóc bé trong môi trường hồi sức đặc biệt, hạn chế người nhà vào thăm để tránh gây ra tình trạng nhiễm trùng cho bé nặng hơn.
 Hồ Quang

Saturday, November 1, 2014

Nam Mô Hồ Chí Minh.......


Đạo phật là đạo an lành, khuyên giữ giới. Không Sát sanh.

Hồ Chí Minh là tên sát sanh, một tên dziệt chủng nổi tiếng thế giới. Y giết cả triệu sinh mạng không gớm tay với vài hàng nước mắt cá sấu chảy dài phí phạm mà hôm nay lại  "Đắc Đạo" leo tuốt lên bàn thờ ngồi chễm chệ trong khi các "ngài" quỳ cung kính bái lạy.

Có ai có thể giải thích hợp tình hợp lý vu này không ? 




Read Cuộc Đời Hồ Chí Minh

































.













.

Good and Bad


Karmapa

Oct 25, 2014

Collected from Karmapa blog
Tomoe along the path of practice, it is crucial to know who we are. Are we good or bad? We may not know for sure. Pretending to know who we are when we don’t is a real difficulty.

We may think we are a good person, but that may not be true. We could be like someone who is watering a flower, and from the outside, this looks like a good thing, but actually, the person is pouring hot water on the flower. For ourselves and others, this fake good person could be more dangerous than someone, or some part of ourselves, that we know to be negative. So it’s important to examine ourselves carefully.

~The Gyalwang Karmapa Imparts the Essence of Milarepa’s Life Story












.